Luyện thi TOEIC cấp tốc – Hướng dẫn phương pháp làm bài thi TOEIC hiệu quả

I. Kiến thức:

1) Listening:

Tích lũy kiến thức từ phương pháp luyện nghe 3 bước:

– Bước 1: Làm hết 100 câu để xem kết quả.

– Bước 2: Làm quen âm thanh:

+ Đọc hiểu lời thoại của câu làm sai.

+ Nghe kết hợp với dò lời thoại của câu làm sai.

– Bước 3: Làm lại và so sánh kết quả với bước 1 (phải đúng 90 câu trở lên mới đạt).

2) Reading:

Học kĩ những phần được in đậm trong tài liệu.

II. Phương pháp làm bài thi TOEIC hiệu quả nhất (kĩ năng làm bài):

1) Listening: 100 câu, làm trong 45 phút.

* Phần 1: Hình ảnh (6 câu)

– Xem trước tất cả các hình trong thời gian nghe hướng dẫn (chụp người: ai, đang làm gì?/chụp vật: ở đâu, có cái gì?).

– Đặt đầu bút chì ở đáp án A, rồi lần lượt di chuyển đầu bút chì đến nơi nghi là đáp áp. Sau khi nghe tất cả đáp án, đầu bút chì dừng ở đâu thì tô ở đó.

– Đối với hình chụp người, đáp áp có động từ chỉ hành động mập mờ như: open/close, put on/take off thường không đúng.

– Đối với hình chụp vật, đáp án có liên quan đến người thường không đúng (people, man, woman; workers, tourists; is/are being V3…).

* Phần 2: Hỏi và trả lời (25 câu)

Đọc trước một số câu của phần 3 trong thời gian nghe hướng dẫn.

– Cố gắng nghe cả câu hỏi, đặc biệt là cụm từ đầu tiên (từ để hỏi và chủ từ) để định hướng câu trả lời. Sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  1. Nếu hỏi thông tin chi tiết thì chọn câu trả lời chi tiết (không chọn Yes/No):

+ Where…? -> In…/On…/At…/Across…/With…

+ When…? -> In…/On…/At…/After…/As soon as…

+ Which…? -> The…one/The one…

+ Who…? -> Mr. Johnson/the supervisor/the sales department…

+ Why…? -> Because…/To…

+ What time…/What color…/What is the price…? -> six o’clock…/I’d prefer blue…/10 dollars…

+ How…go to/get to…? -> car/taxi/bus/train…

How…presentation/vacation/…? -> …successful/enjoyable…

+ How many…/How much…? -> con số/số tiền (20 dollars/euros…)

+ How long…? -> 30 minutes…/for an hour…/about 2 hours…

+ How often…? -> Every…/Once…

  1. Nếu hỏi Yes/No như: Do/Does/Did/Have/Has/Will…?; Don’t you/Haven’t we…?; …, aren’t they/…, won’t he?… thì thường chọn câu trả lời có Yes/No hoặc một câu ngụ ý: Yes/No/chưa biết Yes hay No.
  2. Nếu hỏi với ý đề nghị như: Would you please/Would you mind/Can you/Could you…? thì trả lời Sure/No problem… ; Would you like me to/Can I help/Do you need help…? thì trả lời That’s a good idea/thanks/appreciate… ; Can we/Should we/How about…? cũng là câu hỏi với ý đề nghị.
  3. Nếu hỏi lựa chọn A or B thì chọn đáp án có A or B/either/neither/both/lựa chọn thứ 3…
  4. Nếu không phải câu hỏi mà là câu khẳng định thì chọn đáp án nói tiếp ý vừa nêu (nếu phải lụi thì chọn đáp án là câu hỏi hoặc đáp án có Yes, không chọn đáp án có No).

Lưu ý: • Do you know [when/who…]…?: không phải là câu hỏi Yes/No, mà là câu hỏi thông tin chi tiết.

  • Why don’t we…?: không phải là câu hỏi chi tiết, mà là câu hỏi với ý đề nghị.
  • I don’t know/Let me check/Let me ask…: là đáp án đúng với mọi câu hỏi.

– Đặt đầu bút chì ở đáp án A, rồi lần lượt di chuyển đầu bút chì đến nơi nghi là đáp áp. Sau khi nghe tất cả đáp án, đầu bút chì dừng ở đâu thì tô ở đó.

– Đáp án có từ đồng âm hoặc gần âm với từ nghe được trong câu hỏi thường không đúng.

– Cố gắng loại trừ khi không nghe rõ các đáp án.

– Nếu nghe không được câu hỏi thì đánh lụi ngay.

* Phần 3 & 4: Đoạn hội thoại & độc thoại (69 câu)

Cấu trúc của một bài đối thoại hoặc độc thoại gồm 3 phần:

  1. Phần đầu: Thông tin chung.

Thường hỏi về: chủ đề của bài nói, nghề nghiệp (nơi làm) của người nói, nơi xảy ra bài nói.

  1. Phần giữa: Thông tin chi tiết.

Thường hỏi về: một thông tin chi tiết, cụ thể nào đó.

  1. Phần cuối: Đề nghị (việc sắp làm).

Thường hỏi về: một yêu cầu, khuyên bảo, đề nghị.

– Đọc dịch lướt tất cả các câu hỏi và đáp án trước khi nghe.

– Tập trung nghe kỹ các thông tin liên quan đến từ khóa của các câu hỏi.

– Nếu có đủ đáp án cho cả 3 câu thì chốt ngay chứ không cần nghe nữa.

– Cố gắng liên tưởng đến từ đồng nghĩa khi chọn đáp án.

– Nếu phải đoán câu trả lời thì chọn đáp án có từ liên quan đến ngữ cảnh.

– Đối với bài có 3 giọng đọc thì vẫn làm bình thường, dựa vào từ khóa của câu hỏi.

– Đối với câu hỏi có câu trích dẫn thì cố gắng suy ra ngụ ý của người nói dựa vào ngữ cảnh (câu trước đó).

– Đối với câu hỏi có hình thì đọc các thông tin liên quan đến các đáp án có trong hình để tìm sự phù hợp.

– Nếu theo không kịp thì đánh lụi ngay cả 3 câu để đọc phần tiếp theo.

2) Reading: 100 câu, làm trong 75 phút.

* Phần 5 & 6: 46 câu từ vựng và ngữ pháp (làm trong vòng 25 phút).

Cách làm: Đọc các đáp án và liếc xem phía trước, phía sau chỗ trống. Sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  1. Nếu là loại từ thì chọn đáp án mà không cần dịch.
  2. Nếu là mẹo giải đề (các cụm từ và cấu trúc thường gặp) thì chọn đáp án mà không cần dịch.
  3. Nếu không phải 1 & 2 thì chọn đáp án sau khi loại trừ hoặc dịch.

Khi đáp án là các dạng của cùng một động từ thì loại trừ bằng cách liếc tìm động từ của mệnh đề có chỗ trống:

– Nếu có động từ rồi thì không chia động từ nữa mà dùng dạng rút gọn “Ving/V3” hoặc “to V1”.

– Nếu chưa có động từ thì chia động từ dựa vào: 1. Dấu hiệu các thì 2. Số ít/số nhiều 3. Chủ động/bị động.

  1. Nếu thấy có từ quen vừa học thì chọn từ đó.

Khi phải chọn một từ trong các đáp án mà không kịp dịch thì chọn theo thứ tự ưu tiên:

1) Từ mới biết.

2) Từ biết lâu.

3) Từ lạ hoắc (không chọn).

  1. Đối với câu hỏi yêu cầu điền câu thích hợp vào chỗ trống thì đọc câu phía trước và câu phía sau chỗ trống, rồi đọc các đáp án để chọn câu phù hợp.
  2. Nếu quá thời gian cho phép cho một câu nào đó mà chưa chốt được đáp án thì đánh lụi ngay rồi chuyển qua câu tiếp theo.

* Phần 7: 54 câu bài đọc hiểu (làm trong 50 phút).

Cách làm: Đọc dòng hướng dẫn Questions 147-148… để định hướng loại thông tin. Không đọc bài đọc, mà đọc và trả lời từng câu hỏi (không cần đọc trước các đáp án). Sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  1. Nếu hỏi ý chính của bài (mục đích, chủ đề của bài viết; loại sản phẩm, dịch vụ, công ty, nghề nghiệp, đối tượng… mà bài viết đề cập) thì đọc 2 câu đầu (nếu chưa trả lời được thì đọc thêm 2 câu cuối).
  2. Nếu hỏi thông tin chi tiết thì tìm từ khóa của câu hỏi trong bài đọc và đọc dịch câu có từ khoá.

=> Cố gắng tìm từ khóa ở những chỗ ghi chú như: Note/Comment: …, (…), * …, v.v. vì thông tin quan trọng thường nằm ở đây.

Lưu ý: Có một số câu cần phải liên hệ chéo thông tin giữa 2 bài mới làm được (từ câu 176).

  1. Nếu hỏi Why: Why mục đích thì đọc 2 câu đầu (Why mục đích thường là câu hỏi Why đầu tiên về bài đọc), Why chi tiết thì tìm từ khóa.
  2. Nếu hỏi NOT thì chọn cái không có nói đến trong bài (ngược với câu hỏi “true”).

=> Ưu tiên tìm trước các đáp án có số và tên riêng được viết hoa vì dễ tìm.

  1. Nếu hỏi suy luận thì có 2 loại câu hỏi suy luận: loại có liên quan 1~4 thì làm và loại không liên quan 1~4 thì làm nếu trước câu 175, nếu sau câu 175 thì lụi rồi quay lại sau.

Làm câu hỏi suy luận không liên quan 1~4 bằng cách tìm từ khóa của từng đáp án trong bài đọc, đọc dịch câu có từ khóa và câu tiếp theo rồi suy luận.

=> Dấu hiệu nhận biết câu hỏi suy luận:

– According to the email/article/advertisement…

– be inferred/implied/mentioned/stated/indicated/suggested/supposed… (hoặc thể chủ động: indicate/suggest…)

– probably/might/most likely…

  1. Đối với câu hỏi có câu trích dẫn thì cố gắng suy ra ngụ ý của người nói dựa vào ngữ cảnh (đọc câu trước câu trích dẫn, nếu làm chưa được thì đọc thêm câu sau).

Đối với câu hỏi chọn từ gần nghĩa với từ trích dẫn thì phải đọc câu có từ trích dẫn rồi suy luận.

7. Đối với câu hỏi yêu cầu điền câu trích dẫn vào 1 trong 4 chỗ trống sao cho phù hợp thì đọc câu trích dẫn, rồi đọc câu phía trước và câu phía sau của từng chỗ trống để tìm sự phù hợp.

 

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau